Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

0975521254 0975621884

Khoáng ăn REM thương hiệu nổi tiếng

Mã sản phẩm : KA-Sa

Ngày Đăng : 11/18/2017

Giá : 165,000 đ

Lượt xem : 1980

giúp tôm cứng vỏ và tăng trưởng

Chế phẩm: KHOÁNG MIRA-CV
(đặc trị cung cấp khoáng tạo cứng vỏ nhanh)
1. Thành phần:
Potassium chloride: min 10%

Calcium chloride:
Magnesium trace:
Zinc trace:
min 10 %
min 10%
min 5%

Sodium trace: min 10%
Minerals trace (6 loại ion khác) vừa đủ : 100%

Nét độc đáo của thành phần khoáng bao gồm các khoáng vi lượng thật sự cần thiết cho tôm hấp thụ và cho vi sinh
vật có lợi trong ao nuôi sử dụng hiệu quả. Bảo đảm tính
tan hoàn toàn của khoáng trong nước hiệu quả sử dụng
100% mà các sản phẩm cùng loại không thể so sánh bằng. Công thức khoáng đã hiệu chỉnh cân bằng cho các vùng
nuôi cả nước. Đặc biệt, sử dụng khoáng này không còn lo mất cân bằng ion trong nước.

2. Có thể bạn chưa biết về lợi ích và công dụng của khoáng MIRA-CV?
Tác động trực tiếp lên tôm ra sao? :
Ở giáp xác nói chung và tôm nuôi nói riêng cần lượng khoáng bao gồm các
ion phi kim
dưới dạng hoàn tan trong nước tham, gia quá trình trao đổi chất và thẩm thấu cũng như xây dựng cơ thể.
Người ta thấy rằng tôm nuôi cần khoảng 19% lượng khoáng có thành phần như MIRA-CV trong quá trình lột xác
và sau lột xác. Khoáng MIRA -CV hòa tan đi vào cơ thể tôm bổ sung nhanh tôm hạn chế bị trắng cơ và đục thân.
Giúp tôm cứng vỏ nhanh. Qua nghiên cứu của chúng tôi và các nhà khoa học khác,
khoáng dùng đúng tỷ lệ và số
lượng tăng trọng nhanh hơn 5-10% so với đối chứng và giảm tiêu tốn năng lượng
. Hầu như khoáng hấp thụ qua
đường nước khoảng 80% và 20% từ thức ăn khi sử dụng phương pháp mineral mass balance xác định.

Tác động của MIRA -CV gián tiếp?: Thành phần khoáng MIRA-CV thể hiện rõ là cung cấp cho ao nuôi các
khoáng vi lượng cần thiết cho vi sinh vật như tảo, vi khuẩn có lợi nhóm nitrosomonas và nitrobacter kích thích phát
triển để khử ammonia NH
3 và nitrit NO2 cho ao nuôi tôm khi sử dụng định kỳ. Có nghĩa là đóng vai trò xử lý nước
trong ao nuôi chủ lực. Trong các nhà máy xử lý nước và hệ thống nuôi thủy sản kép kín (RAS) tại Việt Nam, Mỹ và
Châu Âu khoáng chất có thành phần như MIRA-CV được sử dụng như “thuốc” để xử lý nước mà không gây tác
dụng phụ và hiệu quả hơn các loại khác.Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 nuôi cá, tôm trong hệ thống siêu
thâm canh khép kín (RAS) sử dụng khoáng là thành phần chính để kích thích vi khuẩn có lợi phát triển, nước được
làm sạch mà không cần sử dụng chế phẩm vi sinh.

Cách sử dụng ra sao?
- Định kỳ bổ sung khi thấy khí độc phát triển trong hệ thống nuôi 7 ngày /lần với liều 1- 2kg/1000m3.
- Khi tôm chuẩn bị lột xác và sau khi lột xác liều dùng: 3kg/1000m3.
- Tôm trắng thân đục cơ liều sử dụng: 3-5kg/1000m3.
- Làm nước bóng đẹp: 3 kg/1000m3

  • Nhu cầu khoáng cho tôm và cá

Theo FAO (2010), ngoài các nguyên tố H, O, N và C, tôm và cá cần khoảng hơn 20 loại nguyên tố khoáng dưới dạng vô cơ để giúp cho cơ thể sinh vật thực hiện 6 chức năng cơ bản dưới đây: (+) tạo bộ khung xương và vỏ cho cá và tôm tương ứng; (+) đóng vai trò cân bằng áp suất thẩm thấu sống trong môi trường nước khác nhau và tan trong dịch của cơ thể; (+) tham gia hình thành các mô mềm; (+) khoáng cần thiết tham gia giúp truyền thông tin và tương tác của thần kinh và hoạt động của mô cơ; (+) đóng vai trò cải thiện sức khỏe cân bằng a-xít – bajờ cân bằng pH máu và dịch của cơ thể; (+) đóng vai trò tham gia tạo nhiều enzyme, vitamins, hormon và màu sắc; (+) tham gia quá trình dị hóa, đồng hóa và hoạt động của emzyme.

Theo Alagarsamy và ctv (2014), các vi lượng khoáng Mg, Ca, P, Fe , Zn, Cu… có thể trộn cùng với thức ăn bổ sung hay hòa tan trong nước ao nuôi. Chính vì thế, nhiều sản phẩm thương mại có thể tạt trong hệ thống nuôi để bổ sung khoáng vi lượng cho tôm, cá nuôi. Tôm có thể hấp thụ trực tiếp trong nước để làm cứng vỏ và tạo một số Emzyme giúp tôm tăng trưởng nhanh. Nhiều nghiên cứu được liệt kê dưới đây đã chứng minh khoáng vi lượng bổ sung qua đường thức ăn bổ sung cho tôm sinh trưởng và phát triển.

 

  • Nhu cầu Kẽm (Zn) cho tôm

Zn là nguyên tố của khoáng vi lượng thường sử dụng trong nuôi tôm và cá. Nó được bổ sung một phần nhỏ để thực hiện các chức năng sinh học cho cá và tôm: (1) là thành phần chủ yếu tạo hơn 80 loại emzyme (Metalloenzymes) bao gồm các enzyme như carbonic andydrase (giúp chuyển tải CO2 trong máu và điều tiết pH trong bao tử), glutamic dehydrogenase, alkaline phosphatase, pyridine nucleotide dehydrogenase, alcohol dehydrogenase, superoxide dismutase, pancreatic carboxypeptidase, and tryptophan desmolase; (2) đóng vai trò quan trong tạo thành các hệ thống emzyme chứa Zn tăng cường chuyển hóa lipid, protein và carbohydrate. Đặc biệt là tổng hợp và đồng hóa các nucleic và protein. Mặc dù chưa được chứng minh, nhưng Zn được đề nghị bổ sung trong thức ăn để hoạt các hormone như insulin, glucangon, corticotrophin, FSH và LH; (3)  Zn được tin  rằng  đóng vai trò hữu hiệu trong việc chữa trị vết thương nhanh chóng lành khi bi sây sát.

Trong thành phần thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản đã chứa một hàm lượng Zn nhất định ví dụ như: thịt cá, sản phẩm thừa của giết mổ trâu bò và thịt cua chứa 100-200 mg Zn/kg). Zn được hấp thụ thông qua ruột, mang, vây và da của cá và giáp xác. Ion kẽm có mặt trong các hợp chất như ZnSO4, ZnCl2 và bột phấn kẽm được sử dụng trong thủy sản và Y học.

Bảng  4. Nhu cầu Kẽm cho các loài nuôi thủy sản

Loài

Liều

Tham khảo

Rainbow trout (S. gairdneri)

15–150 mg/kg

Ogino & Yang (1978); Ketola (1978, 1979)

Cá chép (C. carpio)

15–30 mg/kg

Ogino & Yang (1979)

Cá nheo (I. punctatus)

20-150 mg/kg

Gatlin & Wilson (1983); Gatlin & Wilson (1984)

Tôm sú (P.monodon)

25-48 mg/kg

Shiau. S.Y and Jiang L.C (2006)

 

 

  • Nhu cầu Sắt (Fe) cho tôm

Fe cũng là 1 trong các nguyên tố vi lượng trong khoáng thường sử dụng trong thủy sản vì hỗ trợ cho các chức năng sinh học: (1) là nguyên tố thiết yếu cho cấu tạo haemoglobin và myoglobin; (2) thành phần cấu tạo của hệ thống enzyme gồm cytochromes, catalases, peroxidases, and the enzymes xanthine and aldehyde oxidase, and succinic dehydrogenase; (3) tạo sắc tố hồng cầu và các enzyme liên quan đến mô oxy hóa và vận chuyển oxy và các hạt điện tử trong cơ thể.

Fe trong thức ăn thủy sản thường chứa trong bột máu, cơm dừa, bột thịt và thịt cua từ 500-1000g Fe/kg. Sự hấp thụ Fe vào cơ thể tôm cá thông qua đường ruột, mang, vây, da và vỏ. Fe++ dễ hấp thụ hơn Fe+++ chính vì thế FeSO4 được lựa chọn để bổ sung trong thức ăn. Sắt còn ở dạng bột tổng hợp dễ tan trong nước sử dụng trong nông nghiệp và thủy sản như ferric chelated bao gồm ion sắt, natri và các thành phần tạo bột của phấn.

 

Bảng  5.Nhu cầu sử dụng Fe cho cá và tôm theo thức ăn

Loài

Liều

Tham khảo

Cá nheo (I. punctatus)

≤30 mg/kg

Gatlin & Wilson (1986)

Chình (A. japonica)

170 mg/kg

Nose & Arai (1979)

Tôm he

< 0.014mg/kg

 

  • Nhu cầu Ma gê (Mg) cho tôm

Mg được bổ sung trong thức ăn thủy sản đóng vai trò chức năng sinh học như sau: (1) là thành phần thiết yếu của xương sụn cá và hình thành lớp vỏ của giáp xác. (2) Mg là chất xúc tác cho vài enzyme bao gồm including kinases, (chuyển tải phosphate của ATP đến đường hay các chất tiếp nhận khác) mutases, muscle ATPases, and the enzymes cholinesterase, alkaline phosphatase, enolase, isocitric dehydrogenase, arginase, deoxyribonuclease, and glutaminase; (3) thông qua chức năng hoạt hóa enzyem, Mg kích thích cơ và thần kinh liên quan đến điều chỉnh a-xít – ba giờ để đóng vai trò đồng hóa carbohydrate, protein và lipid.

 

Trong nguyên liệu thức ăn đã chứa Mg như thịt, bột xương, cám gạo (0.75-1%), thịt tôm, hạt hướng dương và thịt cua chiếm (0.5-0.75%). Mg được hấp thu thông qua đường ruột, mang, da và vỏ của cá và tôm. Thông thường trong thủy sản thường sử dụng ion Mg dưới dạng hợp chất MgO, MgSO4, MgCl2 và tổng hợp bột phấn Mg (Manganese chelated) dễ hòa tan trong nước.

 

Bảng  6.Nhu cầu sử dụng magê (Mg) cho cá và tôm trên thức ăn

Các loài

Liều

Tham khảo

Cá hồi (S. gairdneri)

 0.06–0.07 %

Ogino, Takashima & Chiou (1978)

Cá chép (C. carpio)

  0.04–0.05 %

Ogino & Chiou (1976)

Chình (A. japonica)

           0.04 %

Nose & Arai (1979)

Cá nheo (I. punctatus)

           0.04 %

Gatlin et al., (1982)

Tôm he (P. japonicus)

            0.30 %

Kanazawa (1983)

 

 

  • Nhu cầu Can xi (Ca) cho tôm

Ca là chất đa vi lượng trong khoáng được sử dụng bổ sung trong thức ăn thủy sản để tăng cường các chức năng sinh học của tôm cá: (1) là thành phần thiết yếu để cấu tạo bộ khung xương, sụn cho cá và vỏ giáp xác, (2) chức năng là đong máu bình thường, kích thích giải phóng thromboplastin từ tiểu cầu; (3) là chất kích hoạt một số emzyme như pancreatic lipase, acid phosphatase, cholinesterase, ATPases, and succinic dehydrogenase; (4) kích tích cơ hoạt động và thần kinh truyền xung lực từ một tế bào đến nhiều tế bào thông qua không chế acetylcholine; (5) Ca kết hợp với phospholipid điều khiển màng thẩm thấu cho phép hấp thụ dinh dưỡng vào tế bào; (6) Ca được tin rằng hấp thụ B12 thông qua đường ruột.

Ca chứa nhiều trong đá vôi, vỏ sò, thịt cua và tôm và một số bột thịt động vật chiếm khoảng 5-20%). Ca được hấp thụ thông qua đường ruột, mang, da của cá và giáp xác. Ca được chứa trong các thành phần hợp chất thường sử dụng trong thủy sản như Calcium Phosphate và Calcium Carbonate…

Bảng  7.Nhu cầu Canxi (Ca) sử dụng cho cá tôm theo thức ăn

Loài thủy sản

Nhu cầu

Tham khảo

Cá hồi (S. gairdneri)

0.24 %

Arai et al., (1975)

Chình (A. japonica)

0.27 %

Arai, Nose & Hashimoto (1975)

Cá nheo (I. punctatus)

0.45-1.5 %

Lovell & Li (1978); Andrews, Murai & Campbell (1973);Robinson et al., (1985)

Cá chép (C. carpio)

≤0.028 %

Ogino & Takeda (1976)

Tôm he (P. japonicus)

0.5–2 %

Kanazawa, Teshima & Sasaki (1984); Kitabayashi et al., (1971); Kanazawa (1983); Deshimaru et al., (1978)

  • Nhu cầu Phosphorus  cho tôm, cá

Phosphorus và canxi  đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung khoáng để hình thành bộ xương cho cá vỏ tôm, nếu hàm lượng này thiếu cá, tôm không thể phát triển bình thường (Delbert, 2010). Hàm lượng P thích hợp đối với các loại cá, tôm nuôi được xác định 0,4-1,4% đối với P. Đối với tôm sú, thành phần phosphorus trong thức ăn chiếm 1% là thích hợp cho tôm tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn tốt. Thông thường hàm lượng Ca: P = 3 trong thức ăn giúp tôm tăng trưởng tốt (Ambasankar và ctv, 2006). Phosphorus được bổ sung từ nguồn thành phần nguyên liệu chế tạo thức ăn

 

  • Nhu cầu đồng hữu cơ (Cu) cho tôm

Đồng đóng vai trò rất quan trọng trong hình thành màu hemocyanin, vận chuyển oxy trong máu của các loài giáp xác. Ước tính lượng đồng (Cu) chứa trong hemocyanin chiếm 40% trọng lượng cơ thể sống của giáp xác để thực hiện các quá trình sinh lý. Đối với tôm thiếu đồng ảnh hưởng đến tỷ lệ số và tăng trưởng được chúng minh bởi Allen David (1992). Theo David (1992) công bố nhu cầu Cu cho tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm từ 64-100mg/kg thức ăn sẽ giúp tôm tăng tưởng nhanh, tăng cường chức năng tim, gan và giáp đầu ngực cho tôm phát triển.

Sản Phẩm Khác

Khoáng ăn REM thương hiệu nổi tiếng

Khoáng ăn REM thương hiệu nổi tiếng

Khoáng ăn REM thương hiệu nổi tiếng

Khoáng ăn REM thương hiệu nổi tiếng

Khoáng ăn REM thương hiệu nổi tiếng
Khoáng ăn REM thương hiệu nổi tiếng
CALL
SMS
Chỉ đường