Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 5)

Ngày cập nhật: 12-27-2017 - Lượt xem: 2019

sản xuất giống tôm sạch bệnh

2.8.9.1. Sửa chửa và bảo trì cơ sở sản xuất.

 

Để đạt được mục tiêu sản xuất ấu trùng chất lượng tốt, cơ sở sản xuất và thiết bị phải được bảo trì và vận hành trong điều kiện tối ưu

 

 

Tất cả bể nuôi, trang thiết bị dụng cụ được vệ sinh thường xuyên trước và sau khi sử dụng

Cở sở vật chất phải được duy trì trong điều kiện tối ưu để cho tôm bố mẹ và ấu trùng và tôm giống đạt chất lượng và giảm thiểu rủi ro do bệnh. Để thực thi dễ hơn, chương trình chuẩn cho an toàn sinh học phải nghiệm ngặt cho tất cả nhân viên trong suốt quá trình thực hiện. Quy chuẩn an toàn sinh học cho trại giống bao gồm qui trình sản xuất và vệ sinh khử trùng cho mỗi vụ ương nuôi. Thời gian phơi khô ít nhất 7 ngày nó sẽ ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh.

 

 

Bể sử dụng cho tôm bố mẹ đẻ, ấp trứng, giữ nauplii và tôm post được vệ sinh trước và sau khi sử dụng. Qui trình sử vệ sinh được ứng dụng cho các bể khác và dụng cụ. Rữa sạch chất bẩn và tẩy trùng bằng chlorine 20-30ppm  hoạt chất hay 10% muriatic a-xít (pH 2-3), sau đó rữa bằng nước biển sạch trở lại và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Các điểm cần chú ý:

  • Bể sẽ rửa và tiệt trùng cuối chu kỳ sản xuất
  • Tất cả các dụng cụ sẽ được vệ sinh và khử trùng định kỳ
  • Bể xi- măng sơ lại epoxy hay composite
  • Sau khi thu hoạch ấu trùng từ bể ương ấu trùng. Các bể ương được khử trùng. Vệ sinh 1 lần các bể trong phòng và dụng cụ.
  • Bể nuôi chứa nước đầy tràn và sử dụng chlorine 20-30ppm hoạc chất. Sau 48 giờ, các bể có thể tháo cạn và phơi khô để tiếp tục sản xuất.
  • Tất cả các trang thiết bị dụng cụ trong phòng đều vệ sinh bằng 10% xit muriatic và sau đó sử dung chlorine.
  • Tất cả dụng cụ của nhà nuôi tôm bố mẹ thành thục vệ sinh và khử trùng theo định kỳ 3-4 tháng /lần.
  • ống nước, ống khí, đá bọt... được vệ sinh hàng tháng và phơi khô sau khi khử trùng chlorine và a-xít muriatic.
  • Tất cả nhà ương (sàn nhà và tường) vệ sinh và khử trùng 1 lần / vụ
  • Tất cả trang thiết bị sẽ được vệ sinh kỹ giữa chu kỳ sản xuất
  • Trước khi thả giống vệ sinh 1 lần nữa
  • Quy trình vệ sinh có thể điều chỉnh theo từng cấp độ đối với các trang thiết bị dụng cụ chuyên biệt
  • Sử dụng hóa chất phải đúng theo qui chuẩn an toàn lao động

2.8.9.2.Quản lý chất lượng nước

Cơ sở hạ tầng của trại giống phải tuân thủ đúng vệ sinh và tiệt trùng nguồn nước.

Nguồn nước được làm sạch và diệt trùng bằng chlorine và lọc để cung cấp cho các khu vực giống khác nhau (nuôi ấu trùng, tảo, artemia..). Thiết kế sao cho năn chặn sự nhiễm bệnh chéo.

Hệ thống cung cấp nước và khí nên được thiết kế cho phép bơm chất diệt khuẩn để vệ sinh khi cần thiết và có khả năng làm sạch và khô ráo nhanh chống.

Lý tưởng nhất là cơ sở nuôi thành thục và ương ấu trùng  nên xây dựng thuận lợi lấy được nước biển khơi

 

Tuy nhiên, có thể chở nước biển từ vùng khác đến nhưng sử sụ công nghệ tuần hoàn kép kín. Công nghệ này được xem là an toàn sinh học cao hơn là qui trình thay nước nhưng cũng đầu tư tốn kém về hệ thống lọc an toàn sinh học và hệ thống khử trùng.

Sử dụng lọc cát tại bãi biển cho lọc sơ cấp

Rất hữu ích trong việc ngăn chặn vi sinh, ký chủ lây bệnh, xích triều đỏ và các bệnh khác. Tuy nhiên không thể sử dụng trực tiếp.

Khử nước chứa chất phù sa cao trong nước thông qua lọc thô

Hệ thống ao lắng lọc được thiết kế bằng 50% tổng khối lượng nước yêu cầu sao cho bảo đảm tiếp nhận nước bơm đầy 2 lần /ngày.

 

Nước đầu vào phải khử trùng và khử kim loại nặng

 

Nước cấp sau khi qua hệ thống lọc thô được sử lý bằng chlorine (30 ppm) > 30 phút và có thể sử dụng đèn UV và ozone khử trùng trước khi sử dụng. Nếu còn chlorine cần trung hòa bằng thiosulfate. EDTA thường sử dụng để khử kim loại nặng với nồng độ từ 10 -20 ppm tùy thuộc vào hàm lượng kim loại của vùng nước sử dụng.

Nhiệt độ nước được điều chỉnh thích hợp trước khi bơm vào sử dụng 28-320C. Duy trì bão dưỡng lọc cát

 

 

 

Lọc cát phải đạt chuẩn có khả năng rữa ngược 2 lần /ngày để loại bỏ chất rắn tồn tại trong lọc. Thông thường mỗi chu kỳ nuôi lọc cát được rữa và vệ sinh bằng a-xit muriated 10% và chlorine 20ppm. Than và cát có thể thay 1 vụ 1 lần. Để tăng cường hiệu quả, than hoạt tính có thể thay 2 lần/ chu kỳ nuôi.

Lọc cartifge (siêu lọc) phải thay lõi lọc hàng ngày

Đặc tính của siêu lọc nước rất tốt như phải thay hàng ngày lõi lọc, nên lắp đặt 2 hệ thống để phòng hờ khi sửa chữa. Hệ thống này cũng có thể vệ sinh giống như lọc cát  bằng a-xit muriate và chlorine. Sau đây đề nghị các hệ thống lọc khác nhau trong trại sản xuất giống

Bảng  4: hệ thống lọc sử dụng

Nước sử dụng

Kích thước lọc (µm)

Nhiệt độ (oC)

Nuôi thành thục

15

28-29

Trại ương

5

28-32

Đẻ và ấp

0.5-1.0

29-32

Nuôi tảo

0.5

18-24

 

Hệ thống tuần hoàn sử dụng trong trại giống

 

 

 

Chất lượng nước sử dụng trong hệ thống đẻ, ấp và nuôi tảo là như nhau

Hệ thống tuần hoàn (RAS) sử dụng trong tại giống mang nhiều ưu điểm hơn thay nước. Rất hiệu quả trong nuôi bố mẹ đạt an toàn sinh học cao. Tuy nhiên, mỗi loại nuôi khác nhau thì hệ thống lọc sinh học được thực hiện khác nhau. RAS hạn chế tối đa lây nhiễm bệnh vì kết hợp với RAS hệ thống diệt khuẩn được tích hợp và không thay nước thường xuyên là giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh xâm nhập.

 

 

Nước được lọc kỹ và diệt trùng bằng UV và ozone, chlorine, hệ thống lọc khá tinh để loại bỏ hữu cơ và mầm bệnh trước khi sử dụng. Để chắc chắn khử hết kim loại nặng nên dùng EDTA 20-40ppm được đề nghị.

 

Phân phối nước cần được xử lý riêng biệt cho từ vùng có các chức năng khác nhau của trại giống

 

 

 

Vì mỗi vùng có chức năng riêng và nhu cầu số lượng và chất lượng nước có thể khác nhau. Nên để tối ưu nên thiết lập hệ thống xử lý nước cho riêng từng cụm riêng biệt theo từng vùng.

2.8.9.3. Khử trùng tôm bố mẹ

Sau khi đẻ xong tôm mẹ được khử trùng với Iodine PVP 20ppm trong 15 giây chuyển sang nhà nuôi tôm bố mẹ trở lại.

2.8.9.4. Tắm rữa nauplli

Nauplii ở giai đoạn 4 tắm treflan 90.05-0.1ppm) để phòng nấm sau đó rữa bằng nước sạch. Nhúng vào dung dịch iodine –PVP (50-100ppm trong 1-3 phút) hoặc chloramine –T solution (60 ppm trong 1 phút) sau đó rữa lại bằng nước biển sạch. Điều này sẽ giảm thiểu vi khuẩn, động vật nguyên sinh và virus.

 

Sử dụng ánh sáng dẫn dụ nauplii khỏe để thu hoạch

 

2.8.9.5. Chọn nauplii tốt

 

 

Dựa vào hoạt động và màu sắc của nauplii sẽ đánh giá tỷ lệ biến dạng của chúng

Sử dụng đèn để dẫn dụ Nauplii khỏe thu hoạch, Nauplii yếu sẽ loại bỏ. Thông thường nếu mẻ đẻ tốt nauplii chiếm > 70%.

 

 

Trung bình tỷ lệ biến dạng Nauplii chiếm 5% có thể chấp nhận. Thông qua dùng đèn thu gom Nauplii : nếu > 90% gọi là tốt, > 70% < 90 gọi là trung bình và nếu < 70% gọi là xấu. Đặc biệt, nếu < 50% thì loại bỏ.

2.8.9.5. Giữ Nauplii

 

 
 

Nauplii thu hoạch phải giữ trong điều kiện tối ưu cho đến khi thả ương nuôi

 

 

 

 

Mật độ giữ Nauplii có thể giữ từ 20000-40000 con/l với đủ ánh sáng, nước sạch và sục khí để chuẩn bị thả nuôi. Cũng như khử trứng, nâu giai đoạn 4 có thể tắm Treflan.  Và dụng cụ cần khử trùng bằng chlorine 30 ppm để ngăn chặn lây nhiễm.

 

Nauplii có thể vận chuyển với mật độ : 15000 – 30000 con/l phù thuộc khoảng cách và thời gian

 

2.8.9.6. Vận chuyển Nauplii

 

Sử dụng túi nilon 2 lớp chứa 10-15 lít nước và bơm đầy oxy nguyên chất. Túi được đóng trong thùng xốp hay thùng giấy. Nhiệt độ vận chuyển từ 18-250C. Nồng độ muối 32-35‰. Trước khi thả Nauplii được tắm khử trùng.

 

Ương ấu trùng để sản xuất tôm giống với chất lượng và sức khỏe tốt nhất có thể

 

2.8.9.7. Ương ấu trùng

 

 

Hạn chế đi vào nhà nuôi ấu trùng

Để đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm, con giống phải bảo đảm chất lượng và không nhiễm bệnh với tỷ lệ sống cao nếu có thể. Những vấn đề trong trại sản xuất giống ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống và ảnh hưởng đến nuôi tôm thương phẩm.

 

 

 

Mỗi phòng ương ấu trùng có đầy đủ các vật dụng để thực hiện hàng ngày

Để bảo đảm an toàn sinh học, hạn chế tối đa người không có phận sự đi vào vùng này. Người chăm sóc đi vào phải vệ sinh, ngâm chân trong hệ thống tiệt trùng bằng iodine 70 ppm và rữa tay bằng cồn. Sau khi đi ra cũng lặp lại các bước này.

 

 

 

Kiểm tra chất lượng ấu trùng và tôm post hàng ngày

Các dụng cụ thiết yếu bố trí trong nhà ương gọn sạch và đủ thao tác cho hàng ngày. Sau khi kết thúc công việc các dụng cụ được vệ sinh và thay thế để ngăn lây lan mầm bệnh. Các dụng cụ thiết bị không đem ra ngoài hay sử dụng cho đơn vị khác.

 

 

 

 

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho bể ương ấu trùng gồm một hay nhiều đơn vị bể hình nón

Lấy mẫu ấu trùng hay post kiểm tra sức khỏe. Sau đó mẫu này được tiêu hũy bằng chlorine không được đổ vào bể lại.

 

 

Bể nuôi ấu trùng đến post 4-5 thường bể hình nón hay chữ “V”. Sau đó chuyển sang bể ương post rộng hơn đáy bằng hay race way. Hình dạng bệ ương ấu trùng liên quan đến xử lý bệnh, phân phối khí, nước, thức ăn tươi sống và thu hoạch.

 

Duy trì tiêu chuẩn cao của chuẩn bị thức ăn

 

2.8.9.8. Dinh dưỡng và quản lý thức ăn trong ương nuôi ấu trùng

 

 

Hạn chế và phân quyền cho đi vào nơi nuôi tảo và artemia

Tất cả thức ăn trong ương nuôi ấu trùng, đặc biệt thức ăn tươi và sống như tảo và artemia phải có tiêu chuẩn sạch bệnh và luôn để ý sự lây nhiễm trong quá trình ấp và cho ăn.

 

 

Tảo và artemia là nguồn dễ lây lan mầm bệnh, cần lưu ý. Người thực hiện công tác phải hết sức cẩn thận mọi thao tác mang mối nguy lây bệnh. Cũng như, nhà ương ấu trùng nhà ấp artemia riêng và có vệ sinh khi ra vào bằng cách tắm chân và rữa tay.

Nuôi tảo

 

Cực kỳ nghiêm ngặt theo quy trình an toàn sinh học thiên về mầm bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng

 

 

 

 

 

Nuôi tảo thuần phải được nghiêm ngặt

Tiệt trùng tuyệt đối loại mầm bệnh trong nước nuôi, phân bón và dụng cụ nuôi và khí. Từ khâu nuôi trong phòng thí nghiệm đến nuôi sinh khối. Phòng tảo phải cách ly an toàn sinh học.

 

  • Tảo giống lưu giữ: đĩa thạch và ống nghiệm
  • Các loại tảo thường sử dụng : Chaetoceros, Thalassiosira, Tetraselmis, Isochrysis và Dunaliela.
  • Không tạp nhiễm các loài tảo và vi khuẩn cũng như động vật nguyên sinh
  • Mật độ sử dụng : 80000 -13000 tế bào/ml cho tôm zoae và mysis

 

 
 

Bể nuôi tảo trước khi nuôi và sau thu hoạch được vệ sinh khử trùng bằng chlorine

 

 

 

  • Sử dụng chlorine và axit muriate

 

       
   

Ngăn chặn nhiễm mầm bệnh từ artemia: TSV, WSSV và YHV bằng  kiểm tra PCR

 
 

Nên sử dụng artemia tẩy vỏ để ấp

 

 

 

 

 

  • Khử mầm bệnh: nấm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh
  • Tẩy vỏ bằng hóa học: 40g (NaOH) + 4 lít chlorine (8-10%) + 4 lít nước biển + 1kg cyst dưới nhiệt độ 20oC. Khi dừng quá trình khử chlorine thêm 100 g sodium thiosulphate. Rữa nước sạch và giữ độ mặn cao trong ngăn lạnh và cần thiết ấp lấy ra sử dụng.

 

Thức ăn nhân tạo sử dụng an toàn nhưng sao cho đúng dinh dưỡng và bảo quản không lây nhiễm bệnh và sinh mầm bện

 

 

 

 

2.8.9.9. Quản lý sức khỏe ấu trùng

Bảng  5.Những yếu tố ảnh hưởng ấu trùng tôm và có thể đánh giá

Tác nhân

Ảnh hưởng

Kiểm tra đo lường

Tiêu chuẩn

Thả mật độ quá cao

Stress, ăn nhau, chất lượng nước xấu

Giảm mật độ

100-250 nauplii/l

Chất lượng nước xấu

  • Nước biển (A)
  • Nước bể nuôi (B)

Tỷ lệ chết cao

Lột xác kéo dài

Biến dạng

cải thiện chất lượng thông qua lọc, chlorine hay tiệt trùng (A) tăng cường thay nước

Lọc ≤ 5µm

Chlorine 10 ppm

ozone, UV và thay nước 20 -100% / ngày

Thời gian thả lâu

Tăng cường tỷ lệ nhiễm của việc thả trễ

Hạn chế số lượng ngày thả

3-4 ngày / trại

Chiến lược cho ăn kém

(chất lượng và tần suất cho ăn)

Ăn nhau

Không cân bằng dinh dưỡng

Đóng nhớt

Chất lượng xấu

 

Chương trình cho ăn thích hợp

Tần suất kiểm tra thức ăn tiêu thụ và chất lượng nước

 

Cho ăn mỗi 2-4 giờ vệ sinh thực phẩm với chất lượng thức ăn

Chất lượng & số lượng tảo

Tỷ lệ chết của Zoea

Đóng nhớt ấu trùng

hàng ngày tình và kiểm tra chất lượng

Chaetoceros hay thalassiosia 80000 đế 130000 tb/ml

Artemia

nguồn lây bệnh vi khuẩn

khử trùng artemia

xử lý chlorine 20ppm

 

Mật độ ương:

 

 

Mật độ ương không quá cao

 

 

 

  • Chuẩn 100 -250 con/l
  • Khi đến giai đoạn Pl 4-5: 100con/l
  • Khi ấu trùng không khỏe: giảm mật độ
  • Bể ương “V”

 

 

Chất lượng nước tốt

Chất lượng nước

 

 

  • Nhiệt độ 28-300C
  • Oxy > 5 mg/l
  • Sục khí thích hợp

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 5)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 5)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 5)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 5)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 5)
An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 5)
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường