Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

Cần thấu hiểu về bệnh EHP (vi bào tử) trên tôm thẻ và tôm sú

Ngày cập nhật: 11-26-2017 - Lượt xem: 1874

Bệnh EHP gây tôm chậm lớn và gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm
Cần thấu hiểu rõ bệnh chết sớm tôm nuôi EMS /AHPND và vi bào tử EHP có quan trọng không?

Bốn năm trôi qua, người nuôi tôm trên thế giới vẫn ngày đêm “ vật lộn” với chứng bệnh chết sớm thường gọi là EMS hay AHPND chưa có hồi kết thúc. Nay lại thêm chứng bệnh chậm lớn và phân trắng được xem thủ phạm là EHP (enterocytozoon hepatopenaei) dạng của vi bào tử đã xảy ra mạnh ở năm 2014 đến nay. Vậy tác nhân của chúng là gì?

Tác nhân của bệnh EMS/AHPND và EHP

Bệnh gan tụy tôm cấp tính (AHPND) đã được xác định do độc lực của những dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Chủng vi khuẩn này luôn luôn tồn tại trong nước, trong tôm giống, tôm bố mẹ và bùn đáy ao. Con đường xâm nhập của chúng qua nhiều đường như khí, nước và tôm giống. Sự nhiễm mầm bệnh vi khuẩn trong nước ao nuôi hầu như không tương quan nhiều với gan tôm. Người ta phát hiện có lượng vi khuẩn trong nước ao cao, nhưng trong gan tôm lại ít và ngược lại. Chính vì thế rất khó đưa ra một thông số tiêu chuẩn nào để xử lý cho hợp lý. Nếu ai đó mà đưa ra thông số chẳng qua là " rùa" thiếu tính khoa học.

EHP là vi bào tử có tên enterocytozoon hepatopenaei có đường kính (1.1 ± 0.2 x 0.6-0.7 ± 0.1 µm). Nó có thể ký sinh trên ký chủ ở nhiều giai đoạn của tôm thẻ và tôm sú (tôm giống – tôm bố mẹ). Đặc biệt nó có thể sống độc lập không cần ký chủ ở bùn đáy ao nên vô cùng khó quản lý chúng. EHP được tìm thấy kết hợp với bệnh chậm lớn (năm 2015 ở Malaysia), bệnh phân trắng, EMS và bệnh đốm trắng. Nó làm cho tôm suy yếu và dễ dàng nhiễm các loại bệnh khác.

Phòng chống bệnh

·        EMS/AHPND

+ Yếu tố đầu tiên chọn tôm giống sạch mầm bệnh EMS, virus đốm trắng và EHP bằng kỹ thuật PCR.
+ Tạo môi trường ao nuôi tốt: giảm tối đa bùn thải trong ao và tốt hơn siphon đáy ao liên tục. Hạn chế sử dụng các chất hữu cơ trong ao nuôi.
+ Ao được thiết kế nhỏ và lót bạt để siphone bùn liên tục ra ngoài
+ Sử dụng các chất thảo dược như tỏi, diệp hà châu, men bánh mì hay các probiotic kháng khuẩn tốt liên tục trong thức ăn
 
·        EHP (vi bào tử)

+) Sử dụng phương pháp khống chế C-4: (1) tôm bố mẹ sạch EHP, (2) tôm giống sạch EHP, (3) nước sạch và (4) đáy ao sạch.
+) Sử dụng bột tỏi trộn thức ăn thường xuyên (liên hệ Cty SAEN cung cấp nguyên liệu)
+) Sử dụng các hoạt chất phòng chống EHP ( liên hệ Cty SAEN cung cấp nguyên liệu)

Xin lưu ý: nếu ao tôm nhiễm EHP có thể là cơ hội cho rất dễ sinh bệnh EMS và khó thành công khi sử dụng kháng sinh để chữa trị. Chúng tôi đã trải nghiệm nhiều trang trại nuôi tôm thẻ. Để chữa trị bệnh EMS hiệu quả, trước tiên phải làm sạch EHP trong tôm nuôi hay cùng sử dụng sản phẩm kết hợp. Chính vì thế, người nuôi đôi khi thành công khi sử dụng kháng sinh và cũng thất bại trên chính loại kháng sinh ấy khi tôm đã nhiễm EHP. Chúng tôi đã kiểm tra không thấy hiện tượng kháng thuốc. Vậy EHP có thật sự quan trọng không? đọc giả hãy tự trả lời nhé và có chiến lược cho ao tôm của mình.
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Nhứt

Cần thấu hiểu về bệnh EHP (vi bào tử) trên tôm thẻ và tôm sú

Cần thấu hiểu về bệnh EHP (vi bào tử) trên tôm thẻ và tôm sú

Cần thấu hiểu về bệnh EHP (vi bào tử) trên tôm thẻ và tôm sú

Cần thấu hiểu về bệnh EHP (vi bào tử) trên tôm thẻ và tôm sú

Cần thấu hiểu về bệnh EHP (vi bào tử) trên tôm thẻ và tôm sú
Cần thấu hiểu về bệnh EHP (vi bào tử) trên tôm thẻ và tôm sú
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường