Hiệu quả từ ứng dụng nước biển nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản nội địa
Ngày cập nhật: 12-26-2017 - Lượt xem: 4633
Ứng dụng muôi biển nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản
Các tỉnh ven biển rất thuận lợi trong sử dụng nước mặn để nuôi và sản xuất giống thủy hải sản, nhưng đối với các tỉnh thuộc khu vực nước ngọt như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long… nước mặn là vấn đề sống còn trong sản xuất giống hải sản như tôm càng xanh, tôm sú… Tùy theo vị trí địa lý mà giá thành nước mặn ở các tỉnh thuộc vùng nước ngọt sẽ thay đổi . Ở Cần Thơ giá nước ót 80‰ (được chở bằng ghe từ Vinh Châu, Sóc Trăng về) dao động từ 160.000 – 180.000 đ/m3. Cũng chính loại nước ót trên nhưng giá thành ở An Giang, Đồng Tháp lại rất cao 300.000 – 400.000 đ/m3 và đặc biệt hiếm trong mùa mưa.
Thêm vào đó, theo Lê Xuân Sinh và ctv., (2006), chi phí nước phục vụ cho ương tôm càng xanh (bao gồm chi phí bơm nước ngọt và mua nước ót chiếm 14,2% trên tổng chi phí (sau chi phí thức ăn 53,7%). Mặc khác, theo Nguyễn Thanh Phương (2003) tổng chi phí nhiên liêu và chi phí nước ngọt để sản xuất trung bình 1.500.000 ấu trùng là 232.000 đồng (trong tổng chi phí 26.660.00 đồng) chiếm khoảng 0,87% tổng chi phí, vậy chi phí mua nước ót để phục vụ sản xuất chiếm khoảng 13% tổng chi phí sản xuất.Vì thế, nếu giảm được chi phí nước mặn cũng đồng nghĩa với giảm chi phí sản xuất, và góp phần tăng lợi nhuận cho người sản xuất.
Mặc khác, hiện nay, do các vùng cung cấp nước mặn như Bạc Liêu, Vĩnh Châu…đang phát triển mạnh phong trào nuôi thủy hải sản và ở đây cũng xuất hiện rất nhiều các vấn đề môi trường nước: nước bị ô nhiễm do nước thải các ao nuôi tôm công nghiệp, các ao tôm bị bệnh thải nước ra ngoài sẽ là nguồn bệnh tiềm ẩn cho các loài thủy sản nuôi khác.
Đặc biệt là tôm. Nên chất lượng nguồn nước mặn cung cấp cho các vùng nước ngọt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều và càng gây khó khăn cho các trại sản xuất tôm ở khu vực nước ngọt. Vì thế, để các trại sản xuất tôm giống tại các khu vực An Giang, Đồng Tháp… hoạt động ổn định thì vần đề về nguồn nước mặn ổn định và có chất lượng tốt cung cấp cho các trại sản xuất là vấn đề cần được giải quyết. Một trong nhiều phương án được chú ý tới là sử dụng nước biển nhân tạo để thay thế nước ót trong sản xuất giống thủy sản nước lợ.
(Trích từ luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Thủy Như - ĐHNL năm 2017)
Các tin khác
- Bước Đột Phá: Nuôi Tôm Hùm RAS trong Bể Xi Măng – Sự Kiện Lần Đầu Tại Việt Nam Cty SAEN
- Hội thảo về Tôm Giống - Nền tảng Quan trọng cho Sự phát triển bền vững của Ngành Nuôi trồng Thủy sản
- Chất thải lơ lững và ứng dụng drumfilter để xử lý trong ao nuôi tôm
- Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tuần hoàn nước kết hợp bioflocs
- Mô hình nuôi tôm hiệu quả đáng chú ý
- Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi cá chình bông
- DỊCH VỤ THIẾT KẾ- CUNG CẤP TRANG THIẾT BỊ NUÔI TÔM VÀ CÁ SIÊU THÂM CANH BẰNG CÔNG NGHỆ TUẦN HOÀN
- khoáng dành cho tôm giống và tôm nuôi vèo giai đoạn 1
- Các chế phẩm trị bệnh tôm hiệu quả
- các giải pháp kỹ thuật nuôi tôm giảm giá thành sản xuất