Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

Nguyên lý hệ thống tuần hoàn RAS

Ngày cập nhật: 11-18-2017 - Lượt xem: 9125

Hệ thống RAS hoạt động dựa trên nguyên lý nào?
 
 PHẦN I. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG NUÔI TUẦN HOÀN
1.1. Nguyên lý chung của hệ thống tuần hoàn
Nước trong hệ thống tuần hoàn (recirculation aquaculture systems viết tắt là RAS) thải ra từ bể nuôi cá được làm sạch và tái sử dụng liên tục và ổn định. Sự làm sạch nước thải từ bể nuôi cá bằng phương pháp vật lý và sinh học. Khác với ao nuôi thông thường, trong RAS bể cá và hệ thống xử lý nước được tách rời riêng biệt.
Các hệ thống xử lý nước được thiết kế cho các mục tiêu khác nhau bao gồm hệ thống tách thải rắn, cung cấp oxy, hệ thống khử hữu cơ hòa tan, hệ thống sinh học khử NH3-N và NO2-N bằng quá trình nitrate hóa tham gia chủ yếu là vi khuẩn tự dưỡng và hệ thống sinh học yếm khí khử NO3-N tạo N2 bởi vi sinh vật kỵ khí tùy nghi. Vài hệ thống nuôi tuần hoàn, tảo hay rong được kết hợp để xử lý nước. Lý tưởng nhất, mỗi quá trình hoạt động, mỗi thiết kế xây dựng và mỗi hệ thống tách biệt để tăng cường hiệu suất và dễ dàng khống chế. Nếu kết hợp nhiều quá trình diễn ra trong cùng bể phản ứng thỉnh thoảng đạt được kết quả nhưng giảm năng suất và khó quản lý bền vững.
Các thiết bị lọc trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn được thiết bảo đảm giữ an toàn chất lượng nước và sức khỏe của động vật thủy sản, tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tối ưu. Chính vì thế quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản rất quan trọng. Trong hệ thống nuôi tuần hoàn, chất lượng nước được duy trì đơn giản bởi sự cân bằng các sản phẩm thải trong bể nuôi và chất thải được xử lý trong các bộ phận xử lý bằng phương pháp sinh học và vật lý. Có thể biểu diễn đơn giản về sự cân bằng như sau:
Khối lượng chất thải, thức ăn đưa vào hệ thống và động vật thủy sản hấp thụ tăng trưởng có thể tính bằng gram trên kg động vật thủy sản sản xuất. Các loại chất thải (g/kg thức ăn) phải được xử lý bằng nhiều hệ thống kết hợp bao gồm: thải rắn (bùn, thức ăn thừa, phân) và các chất thải do quá trình thải từ mang và nước tiểu của động vật thủy sản ( NH3-N, oxygen, carbonic...). Sự phân hủy chất hữu cơ dạng rắn tạo thành hữu cơ hòa tan và chất thải vô cơ hòa tan.
1.2. Cấu thành của hệ thống nuôi tuần hoàn
Hệ thống nuôi tuần hoàn cơ bản bao gồm các đơn vị cấu thành và chức năng riêng biệt cùng để giải quyết một vấn đề tổng thể làm sạch môi trường nước nuôi thủy sản và nâng cao khả năng sử dụng nước.
  • Cấu thành của hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn nước đơn giản
Bao gồm: 
+ Bể nuôi cá
+ Bể tách chất thải rắn
+ Bể chứa 1 (tùy theo sử dụng kiểu hệ thống lọc sinh học cần hay không cần)
+ Bể lọc sinh học
+ Bể chứa 2
  • Cấu thành của hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn nước tiên tiến
Bao gồm
+ Bể nuôi cá
+ Bể tách chất thải rắn
+ Bể chứa 1 (tùy theo sử dụng kiểu hệ thống lọc sinh học)
+ Bể lọc sinh học
+ Bể chứa 2
+ Bể xử lý yếm khí tùy nghi khử NO3-N và bùn thải
+ Bể ozone sử dụng cho lọc hạt thải rắn siêu nhỏ và quản lý mầm bệnh
1.3. Chức năng của các đơn vị của hệ thống tuần hoàn
1.3.1. Bể nuôi
Bể nuôi trong hệ thống tuần hoàn là nơi động vật thủy sản sinh sống, tăng trưởng và cũng là nơi sinh ra chất thải duy nhất của hệ thống. Chính vì vậy, vận tốc nước chảy thông qua bể nuôi được thiết kế dựa vào khối lượng thức ăn (m3/kg thức ăn/ngày) và số lượng, chất lượng chất thải. Vai trò của việc thay nước (m3/kg thức ăn /ngày) là:
 
+  Để cải thiện cho động vật nuôi đủ oxy cần thiết sinh trưởng và cũng tăng cường cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn (được tính bằng g O2/kg thức ăn/ngày);
+ Để làm sạch sản phẩm bài tiết như CO2, vật chất hữu cơ và NH4-N tính toán theo (g /kg thức ăn/ngày);
+ Tăng cường mang vật chất thải rắn từ bể nuôi đến bể xử lý thải rắn với mục đích ngăn chặn sự tích tụ chất thải rắn trong bể nuôi (tính theo g vật chất khô/kg thức ăn/ngày);
+ Sự tạo dòng chảy trong bể nuôi (m3/ngày) và tốc độ chảy (cm/s) sẽ cũng cải thiện tối ưu vận tốc nước cho sức khỏe và sự hô hấp của động vật nuôi;
+ Để ổn định nhiệt độ nước theo yêu cầu của cá và lọc sinh học theo hướng tăng nhiệt độ hay giảm nhiệt độ.
1.3.2. Hệ thống xử lý chất thải rắn
Trong hệ thống tuần hoàn, xử lý chất thải rắn là bước đầu tiên làm sạch nước, các chất thải rắn được loại bỏ từ đầu ra của bể nuôi. Chất thải rắn được lắng hay lọc tùy theo điều kiện ứng dụng cho thích hợp. Tác dụng của việc loại bỏ chất thải rắn và chất lơ lững trong nước là:
+  Giảm thiểu tối đa vật chất thải rắn hay lơ lững trong nước trước khi chảy qua hệ thống lọc sinh học;
+  Ngăn chặn sự tích lũy chất thải rắn trong hệ thống;
+  Ngăn chặn chất thải rắn và nồng độ vật chất nằm trong ngưỡng thích hợp cho từng loại động vật thủy sản nuôi.
Nước sau khi qua hệ thống lọc chất thải rắn được chảy sang bể chứa bằng phương pháp chênh lệch áp lực mực nước.
1.4. Tính chất vật lý và phương pháp tách chất thải rắn trong hệ thống tuần hoàn
1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn
Chất thải rắn trong hệ thống RAS có nguồn gốc từ thức ăn thừa, bài tiết của động vật thủy sản nuôi, mảnh khối sinh học... trung bình 1kg thức ăn sinh ra khoảng 250g vật chất khô dưới dạng TSS ( vật chất lơ lững ) và chất thải rắn. Tỷ trọng của hạt chất thải rắn khoảng 1,05 và có kích cỡ khác nhau và được phân.
1.4.2. Các phương pháp tách chất thải rắn
Hiện nay có 3 nguyên lý để tách chất thải rắn trong hệ thống tuần hoàn nước như sau:
  • Nguyên lý tách theo trọng lượng: dựa vào tỷ trọng và vận tốc lắng của hạt chất thải
  • Nguyên lý lọc: dựa vào kích thước của hạt chất thải trong nước dung lưới, dùng các hạt lỗ hổng nhỏ giữa các hạt lọc và kích thước của hạt lọc.
  • Nguyên lý nổi: dựa vào kích thướt hạt chất thải bằng cách các hạt dính vào bọt khí và tách khỏi nước
Bảng 1. Tổng kết các kỹ thuật phổ biến sử dụng trong RAS
Kỹ thuật
Kích cở thải rắn (micron)
Nước chảy qua (m3/m2/ngày)
Khả năng loại bỏ TSS (%)
Bể lắng
>100
24 -94
40-60
Bể lắng lamella
 
24-61
 
Lắng dạng ống
 
30-90
 
Lọc bằng hạt
>20
175-430
20-60
Lọc cát
 
94-351
67-91
 
 
285
70-90
lọc cát áp lực
 
115-700
50-95
lọc hạt nhựa áp lực
 
1935
 
Trống lọc
>75
100-2200
 
Lọc bằng nước xoáy tròn
1-75
 
>90
Lọc bằng tạo bọt
<30
280-290
 
Ozone +tạo bọt
<30
 
 
 

  

Nguyên lý hệ thống tuần hoàn RAS

Nguyên lý hệ thống tuần hoàn RAS

Nguyên lý hệ thống tuần hoàn RAS

Nguyên lý hệ thống tuần hoàn RAS

Nguyên lý hệ thống tuần hoàn RAS
Nguyên lý hệ thống tuần hoàn RAS
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường