Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

Nguyên lý thay nước trong hệ thống nuôi thủy sản

Ngày cập nhật: 11-29-2017 - Lượt xem: 5998

Thay nước như thế nào là đúng?

NGUYÊN LÝ THAY NƯỚC TRONG HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

  1. Giới thiệu

20 năm kinh nghiệm và học tập trong nghề nuôi trồng thủy sản đủ các đối tượng và ứng dụng các công nghệ tại Việt Nam. Các công nghệ nuôi phổ biến tại Việt Nam và Thế giới được chia theo mức độ thay nước từ nhiều đến ít như sau: nuôi nước chảy liên tục, nuôi ao thay nước định kỳ, nuôi bán tuần hoan nước, mô hình PAS (Partion aquaculture system), heterotrophics, bioflocs, tuần hoan (RAS), RAS+ phản nitratrate, aquaponics và vận chuyển.

Đa số người nuôi (một số nhà nghiên cứu, sinh viên, kỹ sư…) ít quan tâm đến nguyên lý thay nước đã gây một số bất lợi trong quá trinh nuôi như sau:

  • Sự biến đổi tỷ lệ ammonium sang ammoniac do thay đổi pH theo xu hướng cao gây độc cho cá

  • Gây sốc nhiệt độ

  • Tôm lột xác trong điều kiện không tốt

  • Lây lan mầm bệnh từ bên ngoai vào hệ thống

  • Gây lãng phí nguồn tài nguyên nước

  • Gây tăng chi phí sản xuất

  • Gây ô nhiễm môi trường xung quanh

  • Gây bất ổn cân bằng hệ vi sinh vật có lợi như vi khuẩn và tảo…

  • Không hiệu quả

  • Tốn năng lượng và công lao động

  • Còn nhiều vấn đề nữa không kể hết…

Tôi có cơ hội ngồi trong những hội đồng khoa học ở các cấp, nhiều diễn giả cũng nói rằng thay nước trong đề cương nghiên cứu của họ nhưng đa phần “đoán mò” và không rõ ràng. Ngay cả trong các cơ quan nghiên cứu thủy sản hàng đầu VN cũng không hiểu rõ. Người nuôi lại có quan niệm “ dơ thì thay” đúng nhưng chưa đủ cho mọi trường hợp vì cần phân tích thế nào là “dơ”? chỉ thị của dơ bẩn? cứ lấy đôi mắt của mình làm chuẩn thì không thật chính xác. Có vị cho rằng màu nước “dơ” là màu đen, xám và gì đó không thích là bảo là dơ ra lệnh cho công nhân thay nước kết quả họ sẽ nhận kết quả “zero” và chẳng hề hiểu biết. Họ cố gắng giữ sao cho “trong veo” như nước uống là ok. Họ cũng chẳng hiểu ammonia, nitrite, H2S và hợp chất hòa tan trong nước lại không thể hiện màu sắc. Nước vẫn “trong veo” mà ammonia vẫn cao và vi sinh gây hại vô cùng cao. Nhưng họ đâu biết rằng họ học không đến nơi chốn mang danh nghĩa là Ks, thạc sỹ và tiến sỹ nhưng nói ra thì cải chày cải cối. Tại sao họ không hiểu tại sao phải thay nước? dựa vào đâu? Vì không chịu đọc sách và cập nhật thông tin. Quy trình nước xanh cải tiến (nước chứa tảo tạo màu xanh) cho kết quả tốt, mô hình bioflocs nước đục vẫn tuyệt vời, mô hình RAS (nước chín) màu trà là rất tốt, mô hình heterotrophic (vi sinh dị dưỡng) vô cùng hay. Các quy trình đó đã ra đời và “hot” hiện nay đã ứng dụng phổ biến.

Chính vì thế, bài viết ngắn này ra đời nhằm chia sẽ ít thông tin cho người nuôi nào quan tâm xem đây là vấn đề cần suy nghĩ nghiêm túc và khoa học hơn.

  1. Thay nước dựa vào cơ sở nào

Nguyên lý chung: là loại bỏ những gì tôm, cá không mong muốn và tái tạo lại môi trường thích hợp hơn cho chúng sống. Chứ không phải do con người muốn vì môi trường sống của tôm cá khác chúng ta nó hòan toàn khác biệt ta nghĩ giống như ta được. Nên phải dựa vào chúng mong muốn và loại bỏ cái gì chúng không thích. (định nghĩa bằng ngôn ngữ vui vui là vậy).

Dựa trên các yếu tố sau:

  • Chất lượng nước : ammonia, nitrite, nitrate, H2S, TSS, Oxy, CO2….nhiệt độ
  • Môi trường sống (không bao gồm chất lượng nước): màu nước, nền đáy, độ sâu…
  • Yếu tố sinh vật: hệ tảo và vi sinh

Thông thường thay nước dựa trên các chỉ tiêu về chất lượng nước đáp ứng nhu cầu cho mỗi động vật thủy sản khác nhau. Chỉ tiêu nào quan trọng cần thay nước để duy trì ngưỡng thích hợp cho chúng, thông thường mỗi loài và mỗi giai đoạn có ngưỡng thích hợp khác nhau? Chúng ta phải tính toán cân bằng của các chỉ tiêu chất lượng nước sao cho thích hợp. Tất nhiên là nguồn nước phải tốt về chất lượng và sạch mầm bệnh dùng để thay.

Ví dụ 1: hiện nay trong ao nuôi tôm đo thấy các chỉ tiêu chất lượng nước: ammonia tổng (1 mg/L); H2S (0.3 mg/L); CO2 (250 mg/L) và pH (7). Tôi xác định ngưỡng cho tôm thích hợp với ammonia tổng (0.5 mg/L); H2S (0.01 mg/L); CO2 (20 mg/L) và pH ( 7.5-8.5).

Vậy tôi lưu ý đến các yếu tố: H2S và CO2 phải ưu tiên giảm bằng thay nước hơn là ammonia. Nếu thế tôi cũng chẳng có thể thay nước 1100% để giảm Carbonic từ 250 mg/L xuống duy trì mức 20 mg/L. Từ đó tôi tìm các biện pháp kỹ thuật khác để hỗ trợ. Trừ khi không còn biện pháp kỹ thuật nào nữa thì thay nước. Vì tôi rất sợ thay nước, nguồn nước xung quanh đang dịch bệnh.

Ví dụ 2: Vận chuyển cá

Cá tra vẫn chuyển bằng túi kín sau 6 giờ: ammonia tổng 21 mg/L, pH = 6.3. Nước thay pH= 8.8. Thay nước 50%. Kết quả cá chết sau đó 30-50%. Vì sao?  Vì khi thay nước làm tăng pH nước theo xu thế cao dần 10 mg/L ammonia còn lại sau khi thay hầu như chuyển từ ammonium sang ammoniac khá cao và gây chết. Nếu như không thay thì ít độc hơn là thay nước vì gần như 99% ammonia tổng cộng ở dạng ammonium (ít độc). Còn nếu quyết định thay thì thay 100% nước thì không còn ammonium chuyển đổi dù pH CAO.

 

Nói như vậy người ra quyết định thay nước phải thấu hiểu rõ về bản chất của chất lượng nước, giải pháp kỹ thuật, sức khỏe vật nuôi và cân bằng hài hòa giữa các yếu tố cùng một thời điểm.

Ví dụ 3: Giải thích hiện tượng ammonia và nitrite cứ cao trong hệ thống nuôi tôm bằng bể xi măng trong nhà với công nghệ “rùa”

Miêu tả hệ thống nuôi: bể 10 m2, mực nước nuôi 1m, khối lượng tôm 10g/con, mật độ nuôi 100 con/m2 và tổng số lượng tôm là 10m2 x 100 con/m2 x 10g/con =10000g tôm = 10kg tôm/bể. Cho ăn 4% khối lượng thân/ngày tương ứng với 4/100 x 10000g =400g thức ăn/ ngày. Hàm lượng protein trong thức ăn chiếm 50% và độ ẩm 0% (sấy khô tuyệt đối). Ông Sếp ra lệnh thay nước 50%/ngày và lấy hết 100% phân thải ra sẽ ok. Vậy theo bạn có ok không?

Hãy xem tôi tính đây:

Ước tính tôm hấp thụ N trong thức ăn: 30% tương đương là 9.6 gN/ngày

N thải ra không hấp thụ trong thịt tôm là: 70% N của thức ăn (22.4g N/ngày)

  • N thải ra hòa tan trong nước 60% của lượng N không hấp thụ (13.44g N (TAN)/ngày)
  • N thải ra thông qua con đường phân 40% lượng N không hấp thụ (8.96 g TAN/ngày)

Giả sử người công nhân tuân lệnh sếp lấy tuyệt đối 100% phân liên tục thì theo lý thuyết hàm lượng ammonia trong nước là: 13,44 g TAN (ammonia tổng cộng)/10m3= 1,344 g/m3. Thay 50% nước thì lấy ra được 6,72 g TAN/bể/ngày mà thôi. Có nghĩa lượng ammonia tích lũy hàng ngày tăng dần 0,672g/m3/ngày, chỉ cần 3 ngày thôi hàm lượng ammonia trong bể tôm của vị Sếp này 2,1 mg/L. Mà vị sếp đó muốn duy trì ammonia bằng 0,5ppm hằng ngày là không thể được. Vị này ra lệnh thay 100% nước kết quả là không đủ nước thay vì người ta đã thiết kế bể xử lý nước chỉ dùng được 50% lượng nước thay/ngày.

Vì sao vị sếp này quyết định 50%? Vì vị này không hiểu được tính toán chất thải trong hệ thống nuôi. Như vậy phải hiểu về cân bằng N hệ thống là hợp lý để dự đoán chất lượng nước. Vậy để làm sao giảm ammonia đây? Các bạn sẽ giúp Ông ấy? theo tôi thì:

  • Không sử dụng công nghệ “rùa” thay nước liên tục như vậy đối với tôm
  • Sử dụng lọc sinh học
  • Sử dụng công nghệ bioflocs
  • Sử dụng công nghệ heterotrophic
  • Sử dụng công nghệ khác hỗ trợ thay nước

Vị này còn nói rằng thay nước để đưa mật độ vi khuẩn có hại ra khỏi hệ thống và không chỉ tăng cường chất lượng nước. OK nói nghe có lý. Vâng đúng.

Vậy các qui trình nói trên vẫn hạn chế được vi khuẩn có hại vậy. Sao không ứng dụng? Ông không nói gì bước đi và nhăn mặt như khỉ ăn trúng ớt.

 

Đọc giả sẽ hỏi thế sao nitrite vẫn tăng? Tôi sẽ nói tiếp lần sau vậy

 

 

  1. Tỷ lệ thay nước phù hợp

 

Tôi xin cung cấp công thức nhé:

C1: nồng độ của các chỉ tiêu chất lượng nước trong hệ thống (g/m3) (không tính nhiệt độ)

Co: Nồng độ của các chỉ tiêu chất lượng nước thường là bằng 0 (g/m3)

C1: Nồng độ muốn duy trì (g/m3)

V1: Khối lượng nước trong hệ thống (m3)

 

Tỷ lệ thay nước (%) thể tích ban đầu = V1*(C1-C2)/C1*V1 * 100 = 100* (C1-C2) /C1

  • Áp dụng cho:
  • Ao nuôi thay nước
  • Bể nuôi
  • Bioflocs
  • Tuần hoàn

Các chỉ tiêu chất lượng nước: ammonia, nitrite, nitrate, CO2, H2S và TSS

 

Nếu muốn biết chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi.

Nguyên lý thay nước trong hệ thống nuôi thủy sản

Nguyên lý thay nước trong hệ thống nuôi thủy sản

Nguyên lý thay nước trong hệ thống nuôi thủy sản

Nguyên lý thay nước trong hệ thống nuôi thủy sản

Nguyên lý thay nước trong hệ thống nuôi thủy sản
Nguyên lý thay nước trong hệ thống nuôi thủy sản
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường